Đền Chợ Củi trải dài suốt 500 năm mang đậm dấu ấn dân tộc
Để trả lời cho câu hỏi về năm Ất Tỵ 2025 này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về âm lịch - đóng vai trò quan trọng với đời sống văn hóa và tinh thần của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.Theo nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, nếu dương lịch được đặt ra dựa trên chu kỳ chuyển động của trái đất quanh mặt trời, thì âm lịch dựa trên chu kỳ chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. Mặt trăng chuyển động quanh trái đất mỗi vòng hết 27,32 ngày.Trên thực tế, vì bản thân trái đất còn có chuyển động quanh mặt trời nên mặt trăng cần thêm một chút thời gian nữa để trở về vị trí cũ trên bầu trời khi nhìn từ trái đất. Do vậy chu kỳ mà chúng ta quan sát thực tế của mặt trăng là 29,53 ngày. Chu kỳ này được gọi là một "tuần trăng".Từ xa xưa, người phương Đông đã nhận thấy khoảng 12 tuần trăng tương đương với một chu kỳ thời tiết. Để thuận tiện cho việc quan sát, dự đoán thời tiết phục vụ sản xuất nông nghiệp, người ta chọn một chu kỳ này là 1 năm, mỗi tuần trăng gọi là một tháng. "Tuy vậy, cứ 3 năm thì lại bị chậm so với chu kì thời tiết khoảng 1 tháng nên cần có thêm một tháng bù vào. Những năm có tháng bù vào này được gọi là năm nhuận. Người phương Đông cổ đặt ra hai yếu tố nữa là can và chi, hay gọi đầy đủ là thiên can và địa chi, đều có cơ sở từ quan sát thiên văn", chuyên gia phân tích.Trước kia, người ta chưa biết rằng các ngôi sao trên bầu trời đều là các thiên thể như mặt trời, chỉ có riêng các hành tinh là chuyển động quanh mặt trời. Tuy vậy, người thời đó đã nhận thấy có năm đốm sáng không đứng im so với nền trời sao mà vị trí thay đổi mỗi ngày, họ gọi chúng là các hành tinh.5 hành tinh này gồm: sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ, được gọi là ngũ hành. Sở dĩ không có sao Thiên Vương và sao Hải Vương chỉ có thể quan sát qua kính thiên văn nên người thời xưa không nhìn thấy.Khi quan sát 5 hành tinh này, người phương Đông cổ nhận thấy mỗi hành tinh đều có một chu kỳ nhất định để chúng trở về vị trí cũ so với nền trời sao. Cụ thể như sau: sao Thủy: khoảng 0,25 năm; sao Kim: khoảng 0,6 năm; sao Hỏa: khoảng 2 năm; sao Mộc: khoảng 12 năm; sao Thổ: khoảng 30 năm.Sao Hỏa cứ 2 năm lại về vị trí cũ, nên mỗi chu kỳ của nó được coi tương ứng với một hành trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), mỗi hành 2 năm như vậy nên có 1 năm mang tính dương và một năm mang tính âm. Tổng cộng mỗi chu kỳ như vậy là 10 năm, vậy nên người ta đặt ra 10 can tương ứng với âm và dương của mỗi hành.10 can gồm: Giáp, Ất tương ứng với Mộc; Bính, Đinh tương ứng với Hỏa; Mậu, Kỷ tương ứng với Thổ; Canh, Tân tương ứng với Kim; Nhâm, Quý tương ứng với Thủy. Trong khi đó sao Mộc hết khoảng 12 năm trở về vị trí cũ. Con số 12 này cũng trùng với số tuần trăng trung bình của một năm. Vậy nên 12 chi được đặt ra, mỗi chi gắn vào một năm theo chu kỳ này và vào một tháng trong năm. Sao Mộc có chu kỳ trùng khớp như vậy nên còn được gọi là Tuế Tinh. 12 chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi năm âm lịch được gọi tên bằng một can đi với một chi. Vì bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60 nên có thể thấy ngay rằng cứ 60 năm thì chu kỳ mới kết thúc. Chẳng hạn chúng ta đón tết Ất Tỵ bây giờ thì phải đúng 60 năm sau mới lại được thấy tết Ất Tỵ. Con số 60 này cũng chính là bội số chung nhỏ nhất của 2, 12 và 30 (chu kỳ của các hành tinh như nêu trên), nên 60 năm cũng chính là khoảng thời gian tương đối chính xác để tất cả 5 hành tinh quay trở lại vị trí tương đối như cũ. Chu kỳ này còn thường được gọi là "lục thập hoa giáp".Theo như phân tích trên, nếu như năm 2024 là năm Giáp Thìn thì năm 2025 theo can và chi sẽ là Ất Tỵ. Tương ứng, năm 2026 sẽ là năm Bính Ngọ.Giá xăng dầu hôm nay 26.3.2024: Chuẩn bị có đợt tăng mới?
Sáng 6.2, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức lễ đón tàu du lịch Norweigian Spirit (quốc tịch Bahamas) cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) trong hải trình đưa gần 2.000 khách du lịch quốc tế đi dọc bờ biển Việt Nam, nâng lên tổng số là 4 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 8.000 du khách lên bờ tham quan tỉnh này từ đầu năm đến nay.Dự lễ đón khách du lịch quốc tế đầu năm mới có ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Chuẩn Đô đốc Nguyễn Anh Tuấn, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân; Đại tá Bùi Văn Quỳ, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn; lãnh đạo Sở Du lịch Khánh Hòa và các sở, ngành liên quan.Khoảng 8 giờ 30 phút, tàu cập cảng quốc tế Cam Ranh. Khách du lịch sau đó chia thành nhiều nhóm nhỏ, một số chọn tour tham quan Nha Trang, một số khác đến khu nghỉ dưỡng The Arena Resort (TP.Cam Ranh), ngồi xe trung chuyển tự do tham quan, mua sắm. Bên cạnh đó, nhiều du khách cũng đi tour tham quan Vườn quốc gia Núi Chúa - vịnh Vĩnh Hy tại Ninh Thuận. Dự kiến, đến 18 giờ cùng ngày, tàu sẽ rời cảng để đi tiếp đến Hong Kong (Trung Quốc).Tàu Norweigian Spirit là con tàu lớn, hiện đại, thường xuyên thực hiện các hành trình khám phá tại nhiều vùng biển trên thế giới. Tàu được đóng năm 1998, tân trang gần nhất năm 2020, dài 268m, rộng 37m, sức chứa gần 2.000 hành khách và hơn 900 thành viên đội tàu. Ngày 24.1, tàu này cũng đã đưa 1.200 du khách đến Khánh Hòa.Hôm qua (5.2), tàu Norweigian Sky cũng đã đưa 1.900 khách cập cảng Quốc tế Cam Ranh để tham quan các địa điểm tại TP.Nha Trang, Cam Ranh. Cả hai du thuyền đều thuộc đội tàu của hãng Norwegian Cruise Line, một hãng du thuyền của Hoa Kỳ, trụ sở chính đặt tại Miami, được thành lập tại Na Uy vào năm 1966.Tính từ đầu tháng 1.2025 đến nay, Khánh Hòa đã đón 4 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 8.000 du khách lên bờ tham quan. Theo lịch đăng ký từ các hãng tàu biển tính đến tháng 4 năm nay, địa phương sẽ đón 9 chuyến với khoảng 14.650 khách.Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, đây là tín hiệu tích cực cho sự phục hồi và phát triển hoạt động du lịch tàu biển, góp phần cho sự thành công của ngành du lịch của tỉnh.Năm 2024, Khánh Hòa đã đón 28 chuyến tàu biển quốc tế với 57.816 du khách lên bờ tham quan. Tính chung cả năm qua, địa phương đón hơn 10,8 triệu lượt khách lưu trú, trong đó gần 4,8 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch được hơn 53.000 tỉ đồng.
Dòng kênh tắc nghẽn vì rác và cỏ dại
Hội đua thuyền rồng truyền thống TP.Tuy Hòa năm nay quy tụ 32 đội đến từ 16 phường, xã trên địa bàn thành phố. Mỗi đội có 24 VĐV tham gia, không chỉ là những ngư dân dày dạn kinh nghiệm sông nước mà còn có cả những lão nông, thanh niên nam nữ bền sức cùng nhau tranh tài. Các đội tham gia thi đấu ở 2 nội dung: thuyền nam cự ly 4 km, thuyền nữ cự ly 3 km.
Hãy dắt dẫn các em học sinh nhỏ của chúng ta đến với cây xanh, để các em tự mình khám phá vẻ đẹp chân chất và hồn nhiên của thân lá cành, của màu xanh cây, để các em thấy cây xanh là người bạn dễ thương nhất của mình.
Dàn sao đình đám 'đổ bộ' các tuần lễ thời trang
Đây là lần đầu tiên mình đi chuyến xe về quê đón tết đầy "kiếp nạn". Bắt đầu là hành trình mua vé tàu đầy gian nan.Vé tàu từ Nha Trang đi Huế thì mình không thể "canh" online mua được. Nếu mua trực tiếp, cũng chỉ mua được chặng dài hơn Nha Trang đi Vinh (để về Huế), giá vé khá đắt, gần gấp 3 lần với vé xe. Mình buộc phải mua vé xe của nhà xe chuyên chạy tuyến chở khách du lịch, giá khá cao so với tuyến cố định. Có vé xe, ngày trở về quê đón tết của tôi những tưởng nhẹ nhàng hơn nhưng không hề. Giờ khởi hành được ấn định 19 giờ 30 thế nhưng mãi đến hơn 20 giờ mới có xe xuất hiện đón chúng tôi. Theo lý giải của người bán vé: "Ngày tết mật độ giao thông tăng cao, nên xe di chuyển chậm, mong hành khách thông cảm". Lúc lên xe tất cả đều hoan hỉ, trên mặt tôi hay những đồng hương vẫn còn háo hức, chờ đợi với suy nghĩ, ngủ một giấc, đến sáng sẽ thấy được những nẻo đường Huế yêu. Thế nhưng, hy vọng nhiều, thì vỡ mộng ngay khi xe chỉ vừa chạy ra khỏi địa phận TP.Nha Trang thì đã tắc đường kéo dài suốt hơn 2 tiếng đồng hồ. Qua các tỉnh khác, nhà xe cũng di chuyển chậm hơn, khiến hành trình từ về quê vốn chỉ 12 tiếng, ngày tết kéo dài 22 tiếng.Cảnh tắc đường kéo dài, bác tài vừa lái xe vừa trấn an hành khách: "Đằng nào cũng sẽ tới nhà. Hôm qua tắc đường còn kinh khủng hơn cơ. Với cảnh này, hành khách có khi phải ở trên xe cả ngày lẫn đêm, nôn nao cũng bằng thừa. Nhanh nhất thì 3 giờ tới nhà (Huế) mà chậm cũng phải 5 giờ".Trên chuyến xe "đi để trở về" của chúng tôi toàn những bạn trẻ từ 25 tuổi trở lên và một số du khách người nước ngoài. Mọi người yên lặng nghe lời bác tài nói rồi ngủ 1 đêm. Đến sáng mở mắt ra, xe vẫn còn địa phận tỉnh Bình Định mà lý ra giờ này mọi khi đã đến Quảng Nam. Chuyến đi bị chậm, những khuôn mặt không còn cười nổi, ai ai cũng tự bảo với nhau "Đêm qua tắc đường quá, kiểu gì cũng về đến nhà". Đến 10 giờ sáng, nhà xe chỉ dừng cho hành khách đi vệ sinh, không ăn sáng và sau đó cũng không có ăn trưa mãi cho đến hơn 14 giờ 30 nhà xe đáp đến Huế, tất cả đều đói mệt lả. Cùng trên chuyến xe, Thu Hằng (quê ở thị xã Phong Điền, TP.Huế) theo tuyến xe từ Lâm Đồng xuống Nha Trang; ghép nối vào tuyến Nha Trang - Huế đã làm việc trong nhà vườn trồng hoa của người quen ở Đà Lạt được 8 năm. Thu Hằng cho biết: "Từ ngày 25 tháng chạp, mình chỉ kịp ăn trưa ở nhà, mang một giỏ quà tết ra nhà xe để kịp chuyến. Đến tối xe dừng ở Nha Trang để đổi tuyến, mình ăn tạm ổ bánh mì. Qua ngày hôm sau, nhà xe cũng vội đón trả khách du lịch ở các thành phố nên không dừng ăn sáng hay ăn trưa, cứ thế mình ở trên xe khách 22 tiếng, chỉ còn 2 tiếng nữa là vừa tròn một ngày một đêm ăn uống tạm bợ. Mình mệt, bác tài chở cả đoàn khách về đến Huế cũng mệt, nhưng nghĩ đến chuyến xe tết đã đáp quê hương nên không ai trách móc".Trên hành trình trở về nhà, lướt một vòng mạng xã hội, rất nhiều người đăng cảnh tắc đường với câu cảm thán: "tắc đường ở đây 3 tiếng rồi", "nỗi ám ảnh mang tên tắc đường", "tắc đường, thương hiệu ngày tết"… Bên dưới những dòng trạng thái này, đa số các bình luận đều là những câu hỏi cập nhật tình hình, dự báo tình hình tắc đường trong những ngày tiếp theo. Không chỉ chia sẻ về cảm xúc, nhiều người còn đăng hướng dẫn "cẩm nang tránh tắc đường" để những người khác biết cách tránh những đoạn đường cao điểm, đi vòng vào các tuyến đường vòng, ít xe qua lại.Độc đáo hơn, nhiều người còn đăng những clip thú vị trên đường phố có khi là những cảnh đẹp và có rất nhiều clip ghi lại cảnh các chủ phương tiện lái xe vi phạm lấn làn, vượt không đúng cách mà theo các chủ tài khoản đó "tắc đường thì chịu thôi". "Mình tranh thủ lái xe chở vợ và con về quê sớm hơn so với tết mọi năm, để tránh cảnh tắc đường nhưng mà càng tránh thì cảnh tắc đường càng kéo dài. Mỗi đoạn tắc đường kéo dài từ 3 đến 5 tiếng, các con nhỏ trên xe mình khá mệt nên mình nghỉ trạm dừng chân khá nhiều. Thời gian kéo dài hơn so với dự kiến, nhưng đảm bảo an toàn cho cả gia đình", anh Thành Vinh (quê ở tỉnh Quảng Bình) chia sẻ.